Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 11 : 437
Năm 2023 : 6.780
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các kỹ năng xã hội cha mẹ cần dạy cho bé

Các kỹ năng xã hội cha mẹ cần dạy cho bé

Biết lắng nghe

Lắng nghe là sự thấu cảm cần có khi giao tiếp bởi kỹ năng này thể hiện khả năng tiếp thu của trẻ đối với những gì người khác đang trình bày. Đặc biệt trong học tập, nếu trẻ sở hữu kỹ năng lắng nghe thì kiến thức được truyền đạt từ giáo viên sẽ được trẻ phân tích, ghi chép và tiếp nhận đầy đủ nhất. Điều này giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng trong học tập. 

Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này, các bậc phụ huynh có thể luyện tập cùng trẻ trong thời gian đọc sách như hỏi trẻ có nghe kịp câu chuyện không và yêu cầu trẻ kể lại. Nếu trẻ quên, cha mẹ hãy nhắc khéo những chỗ còn trống và động viên trẻ trở nên tốt hơn cho những lần sau. Ngoài ra, cha mẹ nên dạy trẻ rằng việc ngắt lời khi người khác đang nói là một hành động không tốt, cần hạn chế.

Biết hợp tác

Hợp tác có nghĩa là cùng nhau hành động, cùng nhau cố gắng để đạt được một kết quả chung tốt đẹp. Vì vậy, hợp tác là một kỹ năng xã hội cho trẻ rất cần thiết và có ích cho tương lai sau này.

Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, trẻ có thể hợp tác với bạn bè để hoàn thành các trò chơi đội nhóm hoặc cùng giải quyết bài tập về nhà,… Thông thường, qua những lần làm việc chung này, ngoài khả năng làm việc nhóm, trẻ còn có thể phát triển tài năng lãnh đạo thiên bẩm của bản thân.

Cách dạy trẻ biết hợp tác là cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động đội nhóm, nêu cao giá trị của tinh thần làm việc tập thể và thành công của việc làm đó mang lại. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tổ chức những hoạt động gia đình tập thể, phân chia mỗi người một công việc nhà phù hợp với khả năng để giúp trẻ làm quen với việc hợp tác.

Biết giao tiếp bằng mắt

Trong giao tiếp, sự giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người đối diện trong cuộc hội thoại. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ khá nhút nhát và ngại ngùng, không nhìn trực tiếp vào người đối diện khi trò chuyện. Do đó, cha mẹ cần chú ý dạy trẻ cách giao tiếp bằng mắt khi còn nhỏ.

Để dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, cha mẹ hãy tạo ra tình huống, yêu cầu trẻ kể chuyện trong lúc mình quay đi hoặc nhìn xuống đất. Lặp lại yêu cầu tương tự nhưng cha mẹ nhìn trực tiếp vào mắt trẻ và mỉm cười. Sau đó hỏi cảm giác của trẻ về cuộc trò chuyện vừa rồi và chỉ ra sự quan trọng của ánh mắt trong giao tiếp.

Biết tôn trọng không gian riêng tư

Trẻ thường vô tư lại gần cha mẹ, người thân bất cứ lúc nào trẻ muốn mà không biết người thân cảm giác thế nào, có thoải mái hay không. Vì thế, biết tôn trọng không gian riêng tư cũng là một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ quan trọng mà các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ từ khi còn bé.

Phụ huynh có thể bắt đầu từ việc đặt ra các quy tắc đơn giản ngay trong gia đình, có nội dung liên quan đến vấn đề tôn trọng không gian cá nhân, điển hình như cần phải gõ cửa trước khi muốn vào phòng của bất kỳ ai, không tự ý chạm vào hoặc sử dụng những thứ không thuộc quyền sở hữu của mình… Đồng thời, cha mẹ hãy dạy trẻ biết giữ khoảng cách khi nói chuyện với người khác hoặc khi đang đứng xếp hàng. Để trẻ có thể hình dung và ghi nhớ một cách hiệu quả, cha mẹ nên tạo ra các tình huống giả định và cùng trẻ tham gia các tình huống ấy.

Biết phép lịch sự

Một kỹ năng xã hội cho trẻ khác cũng quan trọng không kém mà trẻ cần được chỉ dạy từ khi còn bé đó là biết phép lịch sự. Khi trẻ học được cách cư xử lịch sự sẽ thể hiện một điều rằng trẻ được giáo dục tốt, được mọi người tôn trọng, đặc biệt là lúc ở các nơi công cộng như trường học hoặc khi ở nhà bạn bè, thầy cô. 

Để bắt đầu, cha mẹ có thể trở thành một “hình mẫu” về phép lịch sự để con học hỏi và noi gương theo. Cụ thể, hãy thường xuyên nói những mẫu câu như “không, xin cảm ơn”, “vâng, xin vui lòng” trước mặt trẻ mỗi ngày cũng như khi giao tiếp với người khác. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở khi con quên thể hiện phép lịch sự. Đồng thời, phụ huynh cũng cần khen ngợi khi trẻ biết cư xử đúng chừng mực với những người xung quanh.


Tác giả: Trường Mầm non Thị trấn Tiền Hải
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới